You are currently viewing Kinh nghiệm móc len: bỏ túi 101+ thủ thuật móc len

Kinh nghiệm móc len: bỏ túi 101+ thủ thuật móc len

Hôm nay Len Xinh chia sẻ với các bạn bộ bí kíp 101+ kinh nghiệm móc len. Những kinh nghiệm móc len này, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, và cũng do chính Len Xinh “tu luyện” được trong những năm tháng dấn thân vào LENbiz!

Những kinh nghiệm này là những mẹo móc len mà bạn chắc chắn sẽ luôn cần tới. Nó sẽ giúp ích nhiều cho bạn khi thực hiện việc móc len, móc ra những sản phẩm đẹp và nhanh hơn. Xem tiếp nội dung bên dưới nhé!

Nội dung bài viết xem

Kinh nghiệm móc len: thủ thuật cần biết

Phần này sẽ tổng hợp kinh nghiệm móc len bên cạnh những thủ thuật nho nhỏ hi vọng giúp ích cho các bạn hoàn thiện sản phẩm đẹp và nhanh hơn.

Cách cầm kim móc

Cách cầm kim là kinh nghiệm móc len đầu tiên bạn cần phải nắm. Vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ và cái đẹp của sản phẩm. Nếu bạn cầm kim không chắc tay thì dễ dẫn đến các mũi móc không đều, khoảng cách và chiều cao mũi không bằng nhau vì vậy sản phẩm sẽ không mượt mà, đẹp mắt.

Kể cả khi bạn cầm chắc kim, nhưng lại cầm sai cách hoặc cách không phù hợp với mình thì cũng làm giảm tốc độ và sẽ mỏi tay. Dưới đây là những cách cầm kim thông thường, hãy tập cầm theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất:

Tham khảo thêm:

Kinh nghiệm móc len khi kết thúc sản phẩm

Video hướng dẫn trực quan cho bạn dễ theo dõi, mời bạn tham khảo thêm bên dưới. Video này là phần một trong chuỗi ba video kinh nghiệm móc len mà Len Xinh đã xuất bản.

Video kinh nghiệm móc len

Một bước nhỏ để kết thúc sản phẩm có thể gây lúng túng cho các bạn mới bắt đầu móc len, hoặc có thể bạn đã biết nhưng làm chưa đẹp, cùng xem qua những mẹo móc len dưới đây.

Kết thúc sản phẩm móc theo hàng

Sản phẩm kết thúc theo hàng có thể là hàng ngang hoặc vòng tròn:

Kết thúc sản phẩm móc theo hàng ngang

Một sản phẩm móc theo hàng ngang như khăn quàng, áo, headband,… chỉ cần kết thúc đơn giản bằng cách:

  • Móc 1 mũi bính sau khi đạt độ dài cần thiết (yarn over).
  • Cắt len và rút đoạn len thừa qua vòng trên kim.
  • Dấu mối.

Video: kết thúc sản phẩm móc theo hàng ngang.

Kết thúc sản phẩm móc theo hàng tròn

Là những sản phẩm móc theo dạng tròn và có kết vòng, thường thấy nhất là đế lót ly, khăn trải bàn, đế lót bình hoa,… theo dõi video dưới đây để có cách kết hàng hoàn hảo nhất:

Video: kết thúc sản phẩm móc theo hàng tròn

Kết thúc sản phẩm móc theo vòng xoắn ốc

Cùng là xoắn ốc, nhưng hoặc là kết thúc bằng dạng phẳng như mắt thú, hoặc là kết thúc sau khi độn gòn như thân hay đầu của thú.

Kết thúc sản phẩm móc theo vòng xoắn ốc dạng phẳng

Ai mới tập móc thì có thể kết thúc như cách móc len theo hàng, nhưng để đẹp hơn các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm móc len sau đây:

Nên xem:  Có bao nhiêu loại len? Những loại len thông dụng sử dụng để móc len

Video: kết thúc sản phẩm móc theo vòng xoắn ốc

Kết thúc sản phẩm amigurumi móc theo vòng xoắn ốc

Một kinh nghiệm móc len nho nhỏ này hi vọng giúp các bạn hoàn thiện sản phẩm Amigurumi của mình đẹp hơn.

Video: kết thúc sản phẩm amigurumi móc theo vòng xoắn ốc

chart móc củ hoa

Căn phòng của bạn sẽ thêm độc đáo với những củ hoa trang trí siêu đáng yêu này. Tham khảo những chart móc này nhé.

Cách dấu mối len

Kinh nghiệm móc len cần thiết tiếp theo đó là kỹ năng dấu mối len. Dấu mối len khéo sẽ tạo ra sản phẩm mượt mà không tì vết. Có 2 cách để dấu mối len như sau:

Dấu mối len bằng kim móc

Sau khi kết thúc 1 sản phẩm, các bạn có thể dùng kim trên tay trực tiếp dấu mối luôn:

Video: cách dấu mối len bằng kim móc

Dấu mối len bằng kim may

Bạn nào tỉ mỉ hơn, hoặc dấu mối những sản phẩm Amigurumi thì nên dùng kim nha:

Video: cách dấu mỗi len bằng kim may

Mẹo móc len khi móc xoắn ốc

Cách móc len dạng xoắn ốc này sử dụng rất nhiều trong nghệ thuật móc Amigurumi, có 2 dạng móc xoắn ốc như sau:

Móc xoắn ốc dạng dài

Dùng nhiều nhất để móc tóc búp bê hoặc đuôi thú, dạng này khá đơn giản:

Video: cách móc xoắn ốc

Móc xoắn ốc phẳng

95% khi móc Amigurumi sẽ dùng dạng này, tuy vẫn được đếm theo hàng nhưng chúng ta sẽ không kết thúc ở cuối hàng mà tiếp tục móc hàng sau:

Video: cách móc xoắn ốc phẳng

Kinh nghiệm móc len khi đổi màu len

Có nhiều cách để đổi màu len hoặc đơn giản hơn là để nối len khi hết cuộn giữa chừng, các bạn tham khảo nha.

Mời bạn xem tiếp video phần hai kinh nghiệm móc len bên dưới:

Đổi màu len theo hàng

Có 3 vị trí thường gặp cần phải đổi màu len:

kinh nghiệm móc len
Đổi màu ở cuối hàng

Cùng 1 vị trí nhưng có nhiều cách để thay màu. Xem thêm video bên dưới cho trực quan nhé.

Video: đổi màu ở cuối hàng

Đổi màu ở giữa hàng

Đây là vị trí khi bạn bị hết len giữa chừng, xem cách nối len không bị lộ dưới đây nha:

Video: đổi màu giữa hàng

Đổi màu xen kẽ

Khi móc họa tiết caro hoặc thay màu 1 đoạn ngắn thì các bạn áp dụng cách này:

Video: đổi màu xen kẽ

Đổi màu len theo vòng xoắn ốc

Cách thường gặp là chúng ta sẽ làm như đổi màu giữa hàng theo hàng ngang, tuy nhiên có một mẹo nhỏ để giúp điểm nối màu trông mượt mà hơn như sau:

Video: đổi màu len theo vòng xoắn ốc

Cách móc mũi đơn chữ V, chữ X, mũi đơn lùi

Cùng là cách móc mũi đơn nhưng chỉ cần thay đổi một chút thì họa tiết lên sản phẩm sẽ nhìn rất khác đấy.

cách móc len

Mũi đơn chữ V

Đây là mũi móc phổ biến và được sử dụng trong hầu hết các sản phẩm móc len bằng mũi đơn.

Video: mũi đơn chữ V

Mũi đơn chữ X

Với cách lấy len khác sẽ cho ra họa tiết có hình chữ X, họa tiết này cũng sẽ có điểm kết hàng rất đẹp, khó phát hiện hơn mũi đơn chữ V.

Video: mũi đơn chữ X

Mũi đơn lùi

Dùng mũi đơn lùi để móc viền là lựa chọn hoàn hảo cho một sản phẩm đẹp:

Video: mũi đơn lùi

Cách đọc chart amigurumi cho người mới bắt đầu

Để móc ra được những sản phẩm đẹp thì ngoài việc biết móc các bạn còn cần phải biết cách đọc chart móc. Trước tiên, các bạn hãy tham khảo bài viết cách đọc chart móc Len Xinh đã đăng trước đó.

cách đọc chart móc

Bài viết hướng dẫn cách đọc chart móc cơ bản tới nâng cao cho người mới bắt đầu.

Bây giờ là vài mẹo nhỏ giúp các bạn đọc chart:

Cách đọc chart thông thường

Với những bạn mới bắt đầu tập móc và lần đầu đọc chart chúng ta có 2 cách:

  • Coppy thành 2 bản, 1 bản dùng để vừa đọc vừa móc, móc đến đâu các bạn xóa đến đó. Làm như vậy các bạn sẽ không bao giờ nhầm mình đã làm đến hàng nào rồi. Nếu cảm thấy có sai sót, hãy dùng bản thứ 2 kiểm tra lại. Theo cách này các bạn sẽ không tốn nhiều thời gian cho việc đọc chart.
  • In bản chart ra giấy, móc đến đâu dùng bút đánh dấu đến đó. Khi có sai sót các bạn sẽ thấy ngay.

Cách đọc chart nhanh

Khi đã đọc chart “ngon” rồi, các bạn có thể thử theo cách đọc nhanh như sau:

Ví dụ ta có chart:

  • H1: 6X (MR) – 6
  • H2: 6V – 12
  • H3: [XV] 6 lần – 18
  • H4: [2XV] 6 lần – 24
  • H5: [3XV] 6 lần – 30
  • H6: [4XV] 6 lần – 36
  • H7: [5XV] 6 lần – 42
  • H8: [6XV] 3 lần – 48
  • H9-16: X – 48
  • H17: [6XA] 6 lần – 42
  • H18: [5XA] 6 lần – 36
  • H19: [4XA] 6 lần – 30
  • H20: [3XA] 6 lần – 24
  • H21: [2XA] 6 lần – 18
  • H22: [XA] 6 lần – 12
  • H23: 6A – 6

Theo kinh nghiệm móc len của mình, 90% chart móc Amigurumi có cụm từ H1 đến H9 và cụm từ H16 đến H23 sẽ lặp đi lặp lại rất nhiều. Số hàng có thể sẽ ít hơn hoặc nhiều hơn, nhưng đều là với công thức tăng (giảm) tịnh tiến như vậy.

Nên xem:  Ngày 3: Thực hành móc len cơ bản với chart móc thú bông

Khi gặp những đoạn này, thay vì viết dài xuống 20 hàng các bạn có thể gom lại 1 hàng bằng cách viết số mũi ở cuối hàng là đủ. Mình có 2 cách viết như sau:

  • 6 – 12 – 18 – 24 – 30 – 36 – 42 – 48(9) – 42 – 36 – 30 – 24 – 18 – 12 – 6
  • 6 -> 48(9) -> 6

Ngắn gọn mà cũng dễ hiểu phải không các bạn? Chart ví dụ là phần đầu của 1 con thú, nhưng với những phần khác chúng ta đều có thể viết tương tự khi có công thức tịnh tiến như vậy.

chart móc cậu bé xương rồng

Đừng quên thực hành thường xuyên nhé! Việc móc nhiều sản phẩm sẽ giúp bạn mau tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng móc. Chart móc cậu bé xương rồng này là một ví dụ nâng cao. Hãy thử bắt tay vào làm nhé!

Cách nối 2 chân trong amigurumi

Có 3 loại chân nối như hình sau:

kinh nghiệm móc len
  • Chân móc đầu tiên là chân trái, chân thứ 2 là chân phải. Sau khi móc chân thứ 2 thường không cắt len mà tiếp tục móc nối vào chân đầu, vì vậy để chỗ nối nằm phía sau lưng thì chân thứ 2 sẽ là chân phải.
  • Kết thúc chân trái khi chưa móc hết hàng cuối cùng.
  • Kết thúc chân phải cần thêm vài mũi sau khi đã hết hàng cuối.
  • Ướm thử để 2 mũi kết hàng của 2 chân sát vào nhau, đảm bảo những chỗ đổi màu len nằm ở phía sau và mũi chân nằm thẳng ra phía trước.

Nối hai chân sát nhau

Nối liền chân thứ nhất vào sau khi kết thúc chân thứ hai:

Video: cách nối hai chân sát nhau

Nối hai chân cách nhau

Cách một

Sau khi móc xong chân thứ hai, cần móc thêm vài mũi bính rồi mới nối vào chân đầu tiên:

Video: cách nối hai chân cách nhau 1

Cách hai

Cần chuẩn bị thêm mảnh ghép thứ ba trước khi ráp hai chân với nhau:

Video: cách nối hai chân cách nhau 2

Cách gắn mắt và độn gòn cho thú bông amigurumi

Đây là hai bước cơ bản trong kinh nghiệm móc len. Bước hoàn thiện sản phẩm Amigurumi khi đã móc xong các bộ phận.

cách móc len

Bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách móc len. Bài viết này mô tả toàn cảnh từ bắt đầu cho tới lúc hoàn thiện sản phẩm.

Cách gắn mắt cho thú bông

Có nhiều loại mắt dùng để gắn vào cho thú bông như mắt nhựa với chốt an toàn, mắt nút hoặc mắt dán,… dùng những loại mắt này cũng tiện lợi cho các bạn không thích thêu hoặc cũng để phù hợp với các chart móc.

Đối với mắt nút hoặc mắt dán, chúng ta có thể may hoặc dán vào sau cùng, khi đã ráp hoàn thiện các bộ phận khác.

  • Mắt nút: may vào đầu như may nút cài bình thường.
  • Mắt dán: canh đều 2 bên mắt và dán chặt vào vị trí đánh dấu.

Đối với mắt có chốt an toàn các bạn cần phải gắn vào trước khi độn gòn cho sản phẩm, có thể gắn trong lúc đang móc luôn cũng được. Mắt chốt an toàn thường dùng cho các sản phẩm móc cho trẻ em, vì đã có chốt nên bé sẽ không thể gỡ ra được. Cùng xem cách gắn mắt này trong video sau:

Video: cách gắn mắt cho thú bông

Cách độn gòn cho thú bông

Độn gòn tưởng chừng là việc đơn giản nhất trong các khâu hoàn thiện sản phẩm, nhưng thật ra không phải như vậy.

Chỉ cần một chút sai sót, một chút ẩu tả có thể làm hỏng cả sản phẩm bạn vừa móc đấy. Hãy xem video dưới đây để hiểu tầm quan trọng của bước độn gòn vào thú bông nha:

Video: cách độn gòn cho thú bông

Cách may đầu vào thân Amigurumi

Phần 3 video kinh nghiệm móc len

Trong quá trình móc Amigurumi các bạn sẽ gặp 4 loại thân và đầu như sau:

  • Thân và đầu liền nhau – không cần may.
  • Thân và đầu rời nhau nhưng đầu có thể xoay được 360 độ – không cần may
  • Thân và đầu rời nhau và đều hở – hàng cuối vẫn còn nhiều mũi để may.
  • Thân và đầu rời nhau nhưng có 1 trong 2 bộ phận đã được bít kín.

Dưới đây là hướng dẫn cách để may 2 dạng đầu kín và hở:

Cách may đầu dạng hở

Đối với dạng hở, số mũi ở hàng cuối cùng của phần thân và phần đầu thường bằng nhau, chính nhờ vậy việc ráp đầu và thân sẽ dễ dàng hơn.

Video: cách may đầu dạng hở

Cách may đầu dạng kín

Dạng kín nghĩa là sẽ có phần thân hoặc phần đầu được khâu kín trước, thường là phần đầu. Cách may cũng tương tự may dạng hở, mời các bạn xem video sau:

Video: cách may đầu dạng kín

Cách thêu mặt trong amigurumi

Đối với những chart móc không sử dụng mắt gắn, các bạn cần phải biết cách để thêu mặt cho thú bông. Video này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thêu mặt thú bông đơn giản nhất.

kinh nghiệm móc len

Video: cách thêu mặt thú bông amigurumi

Cách trang điểm cho thú bông amigurumi

Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện một sản phẩm thú bông Amigurumi. Để sản phẩm trông lung linh hơn, ưa nhìn hơn, chúng ta nên trang điểm thêm một chút như cách đơn giản dưới đây:

Nên xem:  Cùng Khám Phá Cách Móc Len Hình Thú Đơn Giản Mà Vẫn Đẹp Mắt Với 4 Bước

Video: cách trang điểm thú bông, búp bê amigurumi

Cách thêm mũi bính khi bị thiếu

Theo kinh nghiệm móc len của mình, hầu hết các bạn mới bắt đầu móc những sản phẩm như khăn quàng, áo len sẽ có vấn đề ở phần này. Các bạn có thể chọn cách móc dãy mũi bính thật dài, sau đó cắt bớt phần dư đi. Hoặc chọn làm theo cách mình hướng dẫn sau đây:

Video: cách thêm mũi bính

các mũi móc len

Bài viết tổng hợp tất tần tật các mũi móc len cơ bản và nâng cao mà “thợ móc” ai ai cũng cần biết.

Cách pha màu len

Để có một sản phẩm đẹp, ngoài những thủ thuật, kinh nghiệm móc len cần biết Len Xinh đã nêu ở trên, các bạn cũng cần tham khảo thêm về cách phối màu len sao cho sản phẩm có màu sắc hài hòa, bắt mắt. Mời tham khảo bài viết bên dưới:

Bài viết: cách phối màu len

Hãy chọn cho mình một chart móc ưng ý, và tập tự phối màu len theo sở thích của bạn. Qua việc thực hành nhiều như vậy sẽ tạo thêm kinh nghiệm móc len của cho bạn.

Cách quấn len lấy từ lõi

Cuối cùng, mình sẽ hướng dẫn các bạn một mẹo móc len cực kỳ tiện lợi, đó là cách quấn len để có thể rút từ lõi dễ dàng.

Vì sao lại cần rút len từ lõi? Len dùng từ ngoài vào trong sẽ giúp cho cuộn len không bị rối và bị nhão như khi lấy từ trong, nhưng lại khá bất tiện khi móc vì chúng ta phải dùng tay để rút một đoạn trước mới có thể móc dễ dàng được.

Do vậy, tùy thói quen và sở thích của từng người sẽ có cách rút len khác nhau, nếu ai muốn rút len từ trong thì hãy tham khảo cách quấn len dưới đây:

  • Dùng ổng có lõi rỗng như lõi giấy vệ sinh hoặc ống nước bằng nhựa,… luồn một đầu len vào trong ống và bắt đầu quấn:
kinh nghiệm móc len
  • Quấn khoảng 10 vòng theo hàng ngang sau đó đổi thành góc chéo:
cách móc len
  • Lại quấn khoảng 10 vòng thì đổi góc 1 lần cho đến khi len đạt độ to theo mong muốn:
móc len
  • Cắt len và rút ra khỏi ống, rút đầu len ban đầu thả vào ống để móc:
kinh nghiệm móc len

Lời khuyên bổ ích trong kinh nghiệm móc len

Phần này mình chia sẻ với các bạn những mẹo nhỏ theo lý thuyết và lời khuyên về kinh nghiệm móc len giúp các bạn móc nhanh và dễ dàng hơn:

Kinh nghiệm móc len liên quan tới dụng cụ

  • Nên rửa tay thật sạch trước khi bắt đầu móc, nhất là khi các bạn dùng màu len sáng, đặc biệt là màu trắng.
  • Những bạn bị mồ hôi tay thì nên chuẩn bị khăn bên cạnh để lau tay thường xuyên, tránh để mồ hôi dính vào sản phẩm.
  • Thỉnh thoảng khi móc các bạn có nghe những tiếng keng két ở vị trí móc và len tiếp xúc, hãy lấy kim chà lên da đầu một chút để “bôi trơn” lại, lúc ấy kim sẽ không bị rít nữa.
  • Nên đầu tư một chiếc hộp đựng tất cả các dụng cụ vào đó, thứ nhất là để gọn gàng và dễ bảo quản, thứ hai là khi chúng ta nhìn vào một bộ dụng cụ như vậy sẽ có hứng thú để móc len hơn.
  • Tính toán lượng len cần dùng đủ cho một sản phẩm trước khi mua để tránh lãng phí.

Kinh nghiệm móc len cho sức khỏe

  • Không nên ngồi quá lâu khi móc len, nên đứng lên thư giãn và xoay cổ tay, xoa bóp vai gáy.
  • Đừng từ bỏ dự án đang làm, ví dụ khi đang móc dỡ chiếc khăn quàng, nhưng lại thấy chart móc thú bông đẹp thì lại chuyển sang làm thú bông. Nếu như vậy, bạn sẽ chẳng có sản phẩm nào hoàn thiện cả.
  • Nên để tinh thần thoải mái khi móc, tránh căng thẳng để thả lỏng cơ thể, giúp không bị mỏi và các bệnh về vai gáy xương khớp sau này.

Những mẹo liên quan

mẹo móc len
  • Khi tìm thấy một chart hay trên máy tính, các bạn có thể lưu lại trang web dưới dạng pdf bằng cách bấm chuột phải vào trang web đó, chọn in (print), hoặc bấm Ctrl+P, máy tính sẽ tự động lưu trang web bằng định dạng pdf cho các bạn.
  • Khi sưu tầm chart các bạn nên gom chart theo chủ đề hoặc tên tác giả để khi cần là tìm được ngay.

Vậy là Len Xinh đã chia sẻ tất cả những kinh nghiệm móc len chi tiết ở trên Bài viết này sẽ vẫn tiếp tục cập nhật khi có những mẹo móc len hay và bổ ích, các bạn nhớ theo dõi Len Xinh nhé.

kinh nghiệm móc len

Mời bạn tham gia nhóm Facebook Len Xinh để thảo luận kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức đan móc từ cộng đồng Facebook.

Lennutas

www.lenxinhxan.com - Blog chia sẻ pattern, chart móc miễn phí từ tác giả @Lennutas, và hơn nữa nhiều kiến thức, kinh nghiệm móc thú bông, đồ chơi bằng len cũng sẽ được chia sẻ ở đây. Chúc bạn luôn tìm được niềm vui và có được trải nghiệm bổ ích ở đây nhé :)

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.